Kiến thức

11 lợi ích của website doanh nghiệp cần biết

Cập nhật lần cuối:
Lợi ích của website

Sự phát triển của công nghệ số cộng với những tác động của đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Họ chuộng đặt hàng online hơn thay vì phải mất công ra cửa hàng mua. Do đó hiện nay, mọi ngành nghề đều đang dần chuyển mình sang kinh doanh online để bắt kịp xu thế thị trường đó. Ngay cả cửa hàng bán băng keo theo hình thức truyền thống cũng đã chạy SEO website rất tốt và mang lại kết quả bùng nổ doanh số bán hàng. Đó cũng chính là một case study thực tế của khách hàng làm website tại Puramu. Điều này cũng cho thấy kinh doanh trực tuyến là cơ hội để doanh nghiệp nhanh chóng mở rộng và phát triển tệp khách hàng của mình cũng như lợi ích của website ngày nay.

Mặt khác, một số doanh nghiệp vẫn chần chừ chưa thiết kế website. Bạn càng chậm trễ đưa doanh nghiệp lên trực tuyến, đối thủ của bạn càng có lợi. Tại sao ư? Đọc bài viết dưới đây để biết lý do cũng như lợi ích của website đối với doanh nghiệp nhé!

11 lợi ích của website doanh nghiệp cần biết
11 lợi ích của website doanh nghiệp cần biết

1. Tạo độ uy tín cho thương hiệu

Bạn từng thấy một công ty lớn nào mà không có website chưa? Có phải một website đẹp, tải nhanh khiến bạn tin tưởng mua hàng hay sử dụng dịch vụ ở công ty đó hơn? Website là bộ mặt thương hiệu của công ty trên nền tảng số và là cầu nối giữa công ty với khách hàng. Do đó, xây dựng website đẹp, chỉn chu, đầy đủ thông tin cũng là cách để bạn xây dựng hình ảnh thương hiệu và lòng tin với khách hàng. Hơn nữa, bạn còn có thể xây dựng hình ảnh công ty trong mắt họ theo cách bạn muốn.

2. Tăng Nhận Diện Thương Hiệu

Doanh nghiệp xây dựng website không chỉ tạo uy tín trong lòng khách hàng mà còn tạo độ phủ trên tất cả các nền tảng số. Đây cũng là cách để doanh nghiệp bắt kịp với xu thế và tăng nhận diện thương hiệu. Website đẹp, trải nghiệm tốt, nội dung có ích đều là những thứ tạo ấn tượng tốt với khách hàng. Nếu website bạn tối ưu SEO tốt, luôn hiển thị trong trang đầu kết quả tìm kiếm thì khả năng khách hàng nhận diện và nhớ đến thương hiệu của bạn càng mạnh mẽ.

3. Sản phẩm tiếp cận với khách hàng 24/7

Khi bạn mở một cửa hàng, bạn chỉ có thể mở cửa 8-15 tiếng một ngày. Còn với website, doanh nghiệp của bạn có thể kinh doanh không ngừng nghỉ. Khách hàng có thể truy cập, tìm hiểu và đặt mua sản phẩm của bạn 24 giờ 1 ngày, 12 tháng 1 năm. Website còn đem lại sự thoải mái cho khách hàng khi xem và chọn lựa sản phẩm do thông tin sản phẩm đầy đủ. Họ có thể tham khảo và chọn lựa thoải mái mà không bị áp lực hay ái ngại vì lựa quá lâu hay không mua.

Bán hàng mọi lúc là một trong những lợi ích của website
Bán hàng mọi lúc là một trong những lợi ích của website

4. Mở rộng tệp khách hàng

Website giúp bạn thu hút tệp khách hàng mới trên trực tuyến mà không giới hạn vị trí địa lý. Mỗi ngày, có hơn 8.5 tỷ lượt tìm kiếm trên Google. Trong số đó sẽ có những người có nhu cầu với sản phẩm của bạn. Nếu bạn không có website đồng nghĩa với việc bạn đang bỏ lỡ một thị trường tiềm năng và đối thủ của bạn sẽ có được khách hàng của bạn.

5. Giảm chi phí vận hành

Website đóng vai trò tương tự như cửa hàng truyền thống của bạn. Bạn có thể đăng bán các sản phẩm, thiết kế giao diện trang sản phẩm, hình ảnh sản phẩm hay các chương trình khuyến mãi cuốn hút. Mở một cửa hàng bạn phải tốn chi phí thuê mặt bằng, decor, điện nước, nhân viên, cơ sở hạ tầng nhưng với website thì không. Thêm vào đó, thay vì phải mở cửa hàng ở nhiều nơi, giờ đây chỉ cần một website bạn có thể phục vụ khách hàng ở bất cứ nơi đâu kể cả nước ngoài. Điều này giúp tiết kiệm chi phí vận hành cho doanh nghiệp của bạn rất rất nhiều.

Giảm chi phí vận hành so với kinh doanh truyền thống
Giảm chi phí vận hành so với kinh doanh truyền thống

6. Marketing hiệu quả hơn

Một website đẹp, chỉn chu cũng là yếu tố góp phần tạo nên thành công cho một chiến dịch Marketing. Hãy tưởng tượng khi bạn xem một quảng cáo và bạn bị thu hút bởi nó, có phải bạn sẽ tìm đến website để tham khảo sản phẩm hay dịch vụ đó. Với sự phát triển công nghệ như hiện nay, chỉ cần một chiếc smartphone hay máy tính, bất cứ ai cũng có thể dễ dàng vào website của bạn dù là thời điểm nào trong ngày, dù là họ ở nơi đâu. Một website đẹp, tốc độ tải nhanh, thông tin cụ thể rõ ràng sẽ làm quyết định mua hàng của họ tăng lên bội phần, tạo nên thành công cho chiến dịch Marketing.

7. Tiết kiệm chi phí quảng cáo

Bạn có thể lựa chọn nhiều phương thức tiếp thị trực tuyến khác nhau trên website để tăng doanh thu như: Tối ưu hoá website trên Google (SEO) hay quảng cáo trên Google Ads hay thực hiện chiến dịch Email Marketing. Các phương thức này giúp bạn thu hút được nhiều khách hàng với chi phí thấp hơn rất nhiều so với quảng cáo truyền thống. Nó còn mang lại hiệu quả cao hơn do nhắm vào đối tượng mục tiêu cụ thể và điều chỉnh chiến lược tiếp thị sau khi thực hiện dựa trên kết quả thực tế được thu về.

8. Hiểu rõ khách hàng mục tiêu

Bạn có thể hiểu rõ khách hàng của mình bằng cách sử dụng các công cụ hỗ trợ phân tích người dùng truy cập website thông qua các hành vi, tương tác của họ. Công cụ sẽ cho bạn biết cách khách hàng truy cập vào website của bạn, họ di chuyển và tương tác trên website của bạn như thế nào, họ ở lại trang nào lâu nhất. Nhờ đó, bạn sẽ xác định được khách hàng của mình là ai, họ cần gì và sở thích của họ là gì. Từ đó, điều chỉnh luồng website, nút CTA, tối ưu hóa sản phẩm, lập chiến lược marketing, truyền thông xã hội đúng hướng.

9. Cá nhân hóa trải nghiệm người dùng

Bạn có thể cá nhân hoá trải nghiệm mua sắm cho từng khách hàng trên website thông qua việc:

  • Đề xuất nội dung, sản phẩm hiển thị dựa trên hành vi truy cập và lịch sử mua hàng của người dùng.
  • Gửi email marketing dựa trên dữ liệu thu thập được từ website, như thông tin về các sản phẩm mà khách hàng đã xem, đã mua hoặc có thể quan tâm.
  • Cung cấp trải nghiệm mua sắm dựa trên địa điểm của khách hàng, như hiển thị sản phẩm có sẵn và ưu đãi tại khu vực của họ.

10. Tăng khả năng cạnh tranh

Ngày nay, 81% người tiêu dùng dành thời gian tìm hiểu, nghiên cứu sản phẩm trực tuyến trước khi quyết định mua hàng. Nếu bạn không có website đồng nghĩa với việc bạn đang bỏ lỡ lượng khách hàng mới này. Các đối thủ của bạn sẽ có cơ hội xây dựng lòng tin, quảng bá sản phẩm của họ và có được khách hàng của bạn!

11. Thu hút nhân sự tiềm năng

Bạn thường đăng tin tuyển dụng ở đâu? Ở trước cửa hàng hay trên mạng xã hội? Cả hai cách này như hai mảnh ghép bù trừ ưu nhược điểm cho nhau. Tuy nhiên, vẫn còn một nhược điểm tồn tại là: Tốn công. Bạn cần đăng bài hay dán tin lại nhiều lần. Vì tin tuyển dụng trên mạng dễ bị trôi và chìm vào quên lãng giữa một rừng thông tin. Còn ngoài đường thì dễ bị xé rách hay phai màu, ướt nhem dưới tác động của thời tiết. Với website, bạn chỉ cần đăng tin tuyển dụng 1 lần duy nhất vào thời điểm bạn cần nhân sự. Tin tuyển dụng sẽ luôn ở đó cho đến khi bạn gỡ nó xuống. Bạn có thể đăng tin ở trang tuyển dụng của website hoặc làm nổi bật nó hơn trên thanh sidebar.

Thêm vào đó, website còn chứa thông tin đầy đủ về doanh nghiệp, đặc biệt về câu chuyện thương hiệu, giá trị cốt lõi và sứ mệnh. Các thông tin này giúp ứng viên hiểu hơn về công ty của bạn.

Website còn có lợi ích thu hút nhân tài
Website còn có lợi ích thu hút nhân tài

Tổng kết

Trên đây là một vài lợi ích nổi bật mà website mang lại cho công ty, thương hiệu của bạn. Bạn có thấy, website ngoài việc phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp còn có thể mở rộng phạm vi tuyển dụng và thu hút những nhân sự tiềm năng cho doanh nghiệp.

Puramu tin rằng ngay bây giờ bạn đang rất háo hức sở hữu website cho doanh nghiệp của mình. Vậy thì còn ngần ngại gì mà không liên hệ ngay với Puramu để thiết kế website cho thương hiệu của mình. Puramu là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm và chuyên về thiết kế website. Tại Puramu, chúng tôi cung cấp cả dịch vụ thiết kế website theo mẫu và thiết kế website theo yêu cầu. Puramu luôn áp dụng những công nghệ hiện đại nhất vào website của khách hàng. Đến với Puramu, bạn không chỉ hài lòng với website ở hiện tại mà còn cả ở tương lai. Vì bạn nhận được chính sách hỗ trợ trọn đời khi chọn Puramu. Chúng tôi cam kết luôn đồng hành cùng bạn!

Quốc Huy
Viết bởiQuốc Huy

Chào các bạn! Gọi mình là Huy nhé! Huy hiện đang là CEO của công ty Puramu. Với niềm đam mê lập trình từ sớm, mình đã nghiên cứu và tự học lập trình từ năm 2016. Sau nhiều năm làm việc, mình đã thực hiện các dự án website với nhiều mục đích khác nhau như: tin tức, giới thiệu, booking, thương mại điện tử hay các ứng dụng web. Hy vọng những kiến thức và trải nghiệm mình chia sẻ trên website này sẽ giúp ích cho nhiều bạn.

Bài viết liên quan

Cần chuẩn bị gì trước khi thiết kế website?

Một trong những việc bạn phải làm khi mới bắt đầy xây dựng thương hiệu đó chính là tạo website. Không phải ai cũng có nhiều kiến thức về website nên có…

Cần chuẩn bị gì trước khi thiết kế website
Cập nhật lần cuối:
Chọn WordPress.com hay WordPress.org khi tạo website

Có phải bạn nhận được lời khuyên “nên tạo website bằng WordPress” từ rất nhiều người xung quanh không? Nhưng là WordPress.com hay…

So sánh WordPress.com và WordPress.org
Cập nhật lần cuối:
UX UI là gì? Tại sao website cần thiết kế chuẩn UX/UI?

Khi bắt đầu tìm hiểu về dịch vụ thiết kế website, bạn thường hay nghe về website chuẩn UX/UI. Thuật ngữ UX/UI đã được xuất phát từ những năm 1970 và…

UX UI là gì?
Cập nhật lần cuối:
Hướng dẫn xây dựng nội dung từng trang cho website giới thiệu

Ngày nay, 99% người dùng tìm kiếm thông tin về sản phẩm trước khi quyết định mua hàng. Website chính là nơi khách hàng ưu tiên tìm đến hàng đầu vì…

Nội dung website giới thiệu
Cập nhật lần cuối: