Kiến thức

Biến là gì?

Cập nhật lần cuối:
Biến là gì?

Biến là gì? Đây là câu hỏi mà nhiều người mới bước vào lập trình sẽ thắc mắc, loay hoay. Nhưng bạn yên tâm, biến là khái niệm cơ bản và rất dễ nắm bắt. Cùng Puramu tìm hiểu nhé!

Biến là gì?

Biến hay biến số (variable) trong tin học, lập trình là đại lượng dùng để lưu trữ dữ liệu, các giá trị tạm thời để sử dụng trong chương trình đó. Dữ liệu được biến lưu trữ có thể thay đổi được trong quá trình chạy chương trình. Các giá trị, dữ liệu này thay đổi bởi các tác động trong mã nguồn của bạn.

Thông thường, một chương trình sẽ bao gồm các lệnh cho máy tính biết phải làm gì và biến là nơi chứa các dữ liệu mà chương trình sử dụng khi chạy. Còn tên biến là cách mà các chương trình dùng để tham chiếu đến giá trị được lưu trữ.

Biến là đại lượng dùng để lưu trữ dữ liệu
Biến là đại lượng dùng để lưu trữ dữ liệu

Ví dụ về biến

Giả sử bạn muốn lưu trữ hai giá trị 10 và 20 trong chương trình của mình để sử dụng hai giá trị này ở giai đoạn sau. Bạn cần thực hiện hai bước đơn giản sau đây:

  • Khai báo biến với tên thích hợp hoặc kèm kiểu dữ liệu tuỳ vào ngôn ngữ lập trình bạn đang sử dụng. Sau đó, gán các giá trị vào 2 biến đó.
  • Truy xuất và sử dụng các giá trị được lưu trữ từ các biến.

Dưới đây là một ví dụ về khai báo biến và in ra giá trị của chúng bằng ngôn ngữ lập trình JavaScript:

// Khai báo 2 biến a và b với giá trị lần lượt là 10 và 20
a = 10
b = 20
// In ra giá trị 2 biến
console.log(`Giá trị của a là ${a} và giá trị của b là ${b}`)
// Kết quả:
// Giá trị của a là 10 và giá trị của b là 20

Ngoài ra biến cũng được sử dụng trong các mục đích khác như kiểm tra hoặc so sánh. Ví dụ:

// Khai báo 2 biến a và b với giá trị lần lượt là 10 và 20
a = 10
b = 20
// Nếu giá trị của a nhỏ hơn giá trị của b thì in ra thông báo
if (a < b) {
	console.log('Giá trị của a nhỏ hơn giá trị của b')
}
// Kết quả:
// Giá trị của a nhỏ hơn giá trị của b

05 lý do bạn cần sử dụng biến trong lập trình

Biến là một trong những khái niệm cơ bản và quan trọng trong lập trình. Dưới đây là 05 lý do mà bạn cần sử dụng biến trong lập trình:

1. Lưu trữ dữ liệu

Biến được sử dụng để lưu trữ dữ liệu, bao gồm các số, chuỗi, ký tự và nhiều kiểu dữ liệu khác. Các giá trị này được lưu trữ trong bộ nhớ máy tính. Khi cần sử dụng, chương trình sẽ truy cập và lấy nó ra.

2. Xử lý dữ liệu

Biến có thể thực hiện các phép tính và xử lý dữ liệu trong chương trình. Ví dụ: Bạn có thể sử dụng biến để thực hiện các phép tính hoặc so sánh các giá trị để kiểm tra điều kiện.

3. Tính linh hoạt

Biến cho phép lập trình viên thay đổi giá trị của chúng trong quá trình chạy chương trình. Các biến là cần thiết để đảm bảo chương trình luôn phù hợp dù các giá trị dữ liệu thay đổi. Bạn sẽ không phải lập trình lại mỗi khi giá trị dữ liệu thay đổi. Điều này giúp tăng tính linh hoạt và khả năng tái sử dụng của mã nguồn.

4. Quản lý dữ liệu

Sử dụng biến giúp cho quá trình quản lý dữ liệu được thuận tiện hơn. Thay vì lưu trữ dữ liệu vào các vùng nhớ khác nhau, bạn có thể sử dụng biến để lưu trữ tất cả các giá trị trong một nơi. Có thể ví biến như một cái hộp đựng tài liệu. Khi bạn cần đến bất kỳ dữ liệu nào, bạn chỉ cần dùng cú pháp để lấy dữ liệu trong biến ra.

5. Tiết kiệm tài nguyên

Biến được sử dụng để lưu trữ và xử lý dữ liệu. Nhờ vậy mà giảm thiểu sự lãng phí tài nguyên của máy tính và tăng tốc độ xử lý của chương trình.

Vì những lý do trên, biến là một phần không thể thiếu trong lập trình để xây dựng các chương trình hoạt động hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu của người dùng.

Các kiểu dữ liệu của biến

Kiểu dữ liệu là phần xác định các giá trị mà một biến có thể nhận hay giá trị mà một hàm có thể trả về.

Mỗi ngôn ngữ lập trình sẽ sử dụng các kiểu dữ liệu khác nhau. Dưới đây là một số kiểu dữ liệu phổ biến trong lập trình:

  • Kiểu số tự nhiên (interger): Thường được ký hiệu là “int”. Gồm các số nguyên như 1, 2, -1, -2,… Kiểu dữ liệu này cần tương đối ít bộ nhớ nên sẽ tiết kiệm dung lượng bộ nhớ cho chương trình.
  • Kiểu chuỗi (string): Gồm chuỗi các ký tự, như “Học sinh”, “Puramu“,… Kiểu dữ liệu này cần bộ nhớ tương đối lớn.
  • Kiểu số thực (float): Gồm các số thập phân như 1.2, 3.6, 7.89,… Kiểu dữ liệu này cần nhiều bộ nhớ hơn so với kiểu số tự nhiên.
  • Kiểu logic (boolean): Kiểu dữ liệu này chỉ chứa giá trị đúng (true) và sai (false). Thường được sử dụng trong các vòng lặp hoặc các biểu thức điều kiện.
  • Kiểu ký tự (character): Thường được ký hiệu là “char”. Một biến kiểu char sẽ có độ lớn 1 bytes (8 bits). Nó được dùng để lưu trữ một ký tự trong bảng mã ASCII như a, b, c, 1, 2, 3,… Kiểu dữ liệu này cần tương đối ít bộ nhớ.
  • Kiểu mảng (array): Gồm các phần tử cố định có cùng một kiểu, cùng tên, khác nhau ở chỉ số (vị trí).
  • Kiểu đối tượng (object)
  • Kiểu dữ liệu rỗng (NULL)
Các kiểu dữ liệu của biến trong lập trình
Các kiểu dữ liệu của biến trong lập trình

Lưu ý:

Một số ngôn ngữ lập trình như C, bạn cần định nghĩa kiểu dữ liệu cho biến khi khai báo biến. 

Trong PHP, để khai báo biến cần có ký hiệu đô-la ($) đằng trước nó. Dữ liệu được khai báo sẽ đứng sau dấu bằng (=). Khi gọi biến ra, bạn cũng phải viết tên biến kèm theo ký hiệu đô-la $. Bạn có thể sử dụng biến đã được khai báo để hiển thị các giá trị cần thiết thay vì viết lại giá trị.

Các định nghĩa khác về biến có thể bạn cần

Trong Toán học, biến là một đại lượng có giá trị bất kỳ, không có một giá trị nhất định trong một biểu thức toán học. Nó là một số có thể bị thay đổi giá trị.

Trong nghiên cứu khoa học, biến là đặc tính của người, vật, sự việc, hiện tượng đang được quan tâm nghiên cứu.

Trong thống kê, biến là những đại lượng hay những đặc tính có thể thay đổi từ người này sang người khác hay từ thời điểm này sang thời điểm khác.

Trong kinh tế học, biến hay biến số là những con số phản ánh thực tế các kết quả kinh tế, các hiện tượng kinh tế hay các quá trình kinh tế diễn ra trong nền kinh tế quốc dân. Giá cả hàng hoá, lượng cầu, lượng cung, chi phí lao động,.. là những ví dụ về các biến số.

Trên đây là các kiến thức cơ bản về biến, đặc biệt là đã giúp bạn hiểu hơn về khái niệm “Biến là gì?”. Hy vọng các thông tin này sẽ giúp bạn nhẹ nhàng hơn khi mới bắt tay vào tìm hiểu về lập trình! Nếu bạn còn thắc mắc hay cần tư vấn về dịch vụ thiết kế website, đừng ngần ngại liên hệ Puramu qua hotline 039.395.0385 hoặc để lại yêu cầu tư vấn bên dưới.

Quốc Huy
Viết bởiQuốc Huy

Chào các bạn! Gọi mình là Huy nhé! Huy hiện đang là CEO của công ty Puramu. Với niềm đam mê lập trình từ sớm, mình đã nghiên cứu và tự học lập trình từ năm 2016. Sau nhiều năm làm việc, mình đã thực hiện các dự án website với nhiều mục đích khác nhau như: tin tức, giới thiệu, booking, thương mại điện tử hay các ứng dụng web. Hy vọng những kiến thức và trải nghiệm mình chia sẻ trên website này sẽ giúp ích cho nhiều bạn.

Bài viết liên quan

Cache là gì? Cơ chế hoạt động của cache?

Cache là thuật ngữ khá phổ biến và ứng dụng nhiều trong ngành công nghệ thông tin. Sử dụng cache đúng cách không những mang lại nhiều lợi ích cho…

Cache là gì? Cơ chế hoạt động của cache
Cập nhật lần cuối:
Web Caching là gì? Hướng dẫn xóa cache trang web và trình duyệt

Trong quá trình xây dựng và phát triển website, mọi người thường tìm cách tối ưu hoá website để phục vụ người dùng tốt hơn. Hiểu được điều đó nên hôm…

Web caching là gì?
Cập nhật lần cuối:
Widget là gì? Cách tạo widget trong WordPress

Nhờ có Google Analytics API, bạn có thể dễ dàng xem lại các chiến dịch trực tuyến thông qua việc theo dõi và đánh giá chất lượng kênh trong quá trình…

Widget là gì?
Cập nhật lần cuối:
Cách tạo Polylang shortcode nhanh nhất

Theo xu hướng toàn cầu hoá hiện nay, một website đa ngôn ngữ chính là “cầu nối” để doanh nghiệp có thể tiếp cận, kết nối với khách hàng từ nhiều…

Cách tạo Polylang shortcode
Cập nhật lần cuối: